In trang
10:09 - 16/09/2014
Chống thấm nhà tắm, khu vệ sinh
Chống thấm nhà tắm, khu vệ sinh là khu vực có nhiều góc cạnh. Hơn nữa theo kiến trúc nhà hiện đại thì khu vực này thường được bố trí gần hộp kỹ thuật. Nơi có rất nhiều ống. dây dẫn thông tầng. Nhà tắm, khu vệ sinh lại là nơi được lắp nhiều thiết bị dùng nước: vòi, van, thoát sàn, bể xục, lavabo, đường nóng lạnh.. Lên các khu vực này thường xuyên ẩm ướt và có nhiều cổ ống đâm xuyên hay đâm ngang tường, dầm nhà.

Chống thấm nhà tắm, khu vệ sinh là khu vực có nhiều góc cạnh. Hơn nữa theo kiến trúc nhà hiện đại thì khu vực này thường được bố trí gần hộp kỹ thuật. Nơi có rất nhiều ống. dây dẫn thông tầng. Nhà tắm, khu vệ sinh lại là nơi được lắp nhiều thiết bị dùng nước: vòi, van, thoát sàn, bể xục, lavabo, đường nóng lạnh.. Lên các khu vực này thường xuyên ẩm ướt và có nhiều cổ ống đâm xuyên hay đâm ngang tường, dầm nhà.

Xét về lý thuyết thì chống thấm nhà vệ sinh, phòng tắm là loại chống thấm dễ làm nếu làm mới nhưng lại cực khó khi sửa chữa. Nguyên nhân là chỉ có một giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề - bóc dỡ và chống thấm lại toàn bộ sàn. 90% các trường hợp gây thấm là do thấm qua chân tường, qua các chi tiết chạy xuyên sàn, lỗ thoát sàn, lỗ ống thoát xí bệt, giao tuyến các ống thoát ngầm dưới sàn và sàn hoặc tường, các chi tiết góc cạnh như trong gầm bồn tắm, hộp kỹ thuật.

Rất nhiều khu chung cư hiện đại. Thậm chí được mệnh danh là cao cấp nhưng như Kangnam ngoài Bắc hay Phú Mỹ Hưng trong Nam vẫn thấm dột tại khu vực này như thường.   
Nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu chung lại là chỉ do thi công ẩu (quét lớp mỏng, không chú ý hoặc không làm các lớp bo, gia cường tại các cổ ống và các chi tiết góc cạnh, đâm xuyên khác) , tham rẻ nên dùng loại vật liệu không bền trước tác dụng của nước, không bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu (sắt, nhựa, bê tông).

Vậy nên vai trò của người thợ ở đây rất quan trọng. Không thể giao phó cho thợ không chuyên về chống thấm. Là chủ đầu tư bạn cần chú ý vài yêu cầu cần có sau đây để có thể giám sát được công việc chống thấm công trình của minh:

Về vật liệu chống thấm:

  • Bám dính tốt trên nhiều loại vật liệu như: bê tông, vữa xây, nhựa đường, sắt thép, gỗ và các bề mặt đá hoặc đất nung.
  • Với chống thấm dạng lỏng hoặc keo cần dẻo dai và đàn hồi sau khi khô.
  • Chịu được áp lực nước thủy tĩnh.
  • Có thể thi công trên bề mặt ẩm ướt.
  • Trám bít tốt các vết nứt nhở.
  • Có khả năng kháng axit, kháng kiềm, trơ với các phản ứng hóa học.
  • Đặc biệt : vật liệu không gây độc, tuổi thọ lâu bền.

Về thi công chống thấm:
Tùy từng loại vật liệu áp dụng mà có thể thi công chống thấm trên bề mặt gồ ghề hoặc phẳng. Tuy nhiên nhất thiết bề mặt thi công phải sạch không bám dính tạp chất: dầu, vữa non, bụi bẩn…vv

  • Trám bít các khe, kẽ nứt bằng keo phủ, keo trám khe ( Cần xác định rõ các vết nứt. Chỉ có thợ lành nghề mới làm tốt khâu này )
  • Thi công theo đúng hướng dẫn và chỉ định của loại vật liệu:
  • Đối với chống thấm dạng màng : cần làm khô bề mặt chống thấm,
  • Dùng đèn khò, khò đều để lớp màng tan chảy và bám dính thật tốt.
  • Biên độ chồng mí giữa mỗi lần tiếp giáp là 5 cm

Đối với chống thấm dạng lỏng: Tất cả bề mặt sau khi vệ sinh sạch sẽ phải được phun ướt nước tạo độ ẩm sau đó dùng các dụng cụ như chổi to bản hay bàn chải dầy để quét tạo thành một lớp màng có khả năng co giãn và chống thấm hiệu quả.

Về bảo hành: Rất nhiều trường hợp đơn vị thi công kém lên phải chống thấm lại với giá thành cao. Nên thời gian bảo hành cần có từ 1 – 3 năm. Chủ đầu tư cần chú ý đến loại vật liệu đem áp dụng vì chất lượng của vật liệu đã quyết định tới 60 % tuổi thọ chống thấm của công trình.