In trang
09:05 - 19/05/2014
Chống thấm bằng... nước!
Thấm dột được giới xây dựng gọi là "ung thư thấm" vì điều kiện khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới. Các chất liệu, phụ gia chống thấm nguồn gốc hữu cơ có nhược điểm là dễ bị lão hóa bởi thời gian "phơi" dưới nắng mưa
Thấm dột được giới xây dựng gọi là "ung thư thấm" vì điều kiện khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới. Các chất liệu, phụ gia chống thấm nguồn gốc hữu cơ có nhược điểm là dễ bị lão hóa bởi thời gian "phơi" dưới nắng mưa. Ðể khắc phục, kỹ sư công ty chúng tôi đã sử dụng... nước để chống thấm cho sàn mái bằng ở nhiều ngôi nhà và từ 10 năm nay vẫn không bị thấm. Dưới đây là kinh nghiệm và chỉ dẫn của kỹ sư.

 tiền%20công%20sơn%20nhà.jpg

Bê tông mác cao chưa chắc đã tốt

 Các chất chống thấm hữu cơ chỉ như lớp áo phủ lên sàn. Sau thời gian sử dụng lâu dưới thời tiết nắng, mưa sẽ dần làm "rách" tấm áo này và tình trạng thấm dột có thể xảy ra. Ðã có công trình của người nước ngoài đầu tư ở đường Nguyễn Văn Trỗi, Tân Bình xử lý như sau: đúc sàn dày 15cm và sử dụng bê tông mác 300, thuộc dạng bê tông "cao cấp". Nhưng hậu quả là các sàn liên tục bị nứt, có chỗ nứt ngay khi chưa tháo cây chống. Sàn bê tông đúc dày, mác cao chưa hẳn đã tốt trong trường hợp này. Dưới tác dụng của thời tiết gay gắt, các kết cấu kết chặt và dày đặc sẽ dễ bị co giãn mạnh, “đùn đẩy", gây nứt.

Do đó bê tông mác càng cao, nguy cơ nứt càng nhiều nếu không có cách bảo vệ đúng mức. Theo kinh nghiệm của tôi, sàn mái trên cùng về kỹ thuật thì chỉ cần đúc dày 10cm, mác 200 là đủ và thực hiện đúng kỹ thuật quy định. Giải pháp ở đây là cần sử dụng nước có mặt thường xuyên trên mái bằng để bão hòa nhiệt độ cho sàn mái, tránh sự co ngót các cốt liệu và làm cho ngôi nhà luôn mát.

 Tạo sàn mái có chỗ chứa nước để giữ độ ẩm

 Sau khi đổ bê tông mái bằng xong khoảng 2 giờ, phải ngâm nước bảo dưỡng cả sàn đến hàng tháng. Trong thời gian này, cần kiểm tra để chắc chắn không còn vết thấm bên dưới thì được. Nếu có thì đục sàn đổ bê tông lại hoặc đổ thành ụ bên trên. Cần phủ chỗ bị thấm và thử nghiệm, kiểm tra lại bằng nước. Sau đó tháo nước, cạo vét sạch các chất bẩn, chất lắng cặn như bùn đất, bụi. Bước kế tiếp, tô hồ có pha phụ gia chống thấm càng tốt. Tuy nhiên, thực tế đã có công trình thi công từ khi chưa có phụ gia chống thấm, đến nay sàn vẫn không bị thấm do thực hiện đúng quy trình quy chuẩn ngâm nước bảo dưỡng sau khi đổ bê tông khi đúc sàn.

Trên mái bằng, có thể tạo thành các khu vực chức năng như vườn cảnh trồng cây cỏ, rau sạch dùng riêng cho gia đình... hay chỗ phơi áo quần, giặt giũ. Ở vị trí trồng cây, cỏ thì đổ đất trực tiếp lên sàn và trồng thẳng vào đất, không qua chậu kiểng. Nước tưới tiêu cho cây cỏ sẽ luôn duy trì độ ẩm ướt cho sàn bên dưới. Ở khu vực phơi giặt hay nơi đặt bàn ngắm cảnh hoặc làm chỗ thể dục... có thể tạo sàn mái hai lớp bằng cách kê gạch cao khoảng 20 - 30cm từ sàn chính rồi gác đan đúc sẵn lên. Có thể lát gạch bình thường trên đan. Khoảng trống giữa hai lớp sàn này chứa nước thường xuyên để bão hòa nhiệt độ cho sàn mái chính không bị co ngót, gây biến dạng. Nước chứa trong đó, có thể lấy nước thải từ giặt giũ dẫn vào. Lưu ý, cần có ống thoát khi nước qua mức đã phân định (khoảng 10cm nước). Khi đó nước sẽ thoát xuống hầm tầng trệt.

 LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT